Thi công Trần thạch cao giật cấp

Trong những thời gian trần thạch cao được biết đến và phát triển mạnh mẽ trên thị trường việt nam tiên phong cho sự phát triển đó là những kiểu trần thạch cao giật cấp đa dạng phong phú phù hợp với nhiều sở thích kiến trúc khác nhau.. đáp ứng đươc nhu cầu của người sử dụng,.trần thạch cao giật cấp hay nói cách khác là trần thạch cao trang trí đã giúp cho những công trình kiến trúc của việt nam bước lên một tầm cao mới đi đầu trong lĩnh vực trang trí nội thất…

Trần thạch cao giật cấp là một bộ phận của công trình, góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt và để xử lý những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất ..trần thạch cao giật cấp được xây dựng khung xương và ghép tấm thạch cao thành nhiều cấp tạo thành điểm nhấn tăng thêm sự quyến rũ – sang trọng – hiện đại cho mái trần của ngôi nhà.

1. CÁC BƯỚC THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO GIẬT CẤP

Bước 1: Cố định thanh viền tường phần giật cấp của trần hạ

Sau khi đã hoàn thành trần thượng, ta tiến hành cố định thanh viền tường VTC 20/22 cho vị trí của trần hạ giật cấp kín

Bước 2: Treo ty, treo thanh chính phần trần hạ

Ta tiến hành móc ty treo để treo thanh chính của trần hạ. Thanh chính cách tường ≤ 400 mm.

Bước 3: Cố định thanh VTC20/ 22 mặt dựng

Ta tiến hành cố định thanh VTC 20/22 mặt dựng của trần hạ lên trên đáy khung xương của trần thượng bằng vít liên kết khung.

Bước 4: Liên kết thanh chính với thanh phụ

Tiến hành cắt thanh phụ, bẻ mặt dựng và liên kết vào thanh chính bằng khóa liên kết. Hai đầu còn lại liên kết vào thanh VTC 20/22 hoặc vít bắt khung. Khẩu độ thanh phụ ≤ 406 mm

Tiến hành nẹp thêm thanh VTC 20/22 vào vị trí góc dưới của cạnh mặt dựng và đáy trần hạ để ke góc lại.

Bước 5: Cân chỉnh hệ thống khung xương

Bước 6: Lắp đặt tấm lên khung

Đặt tấm: chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ. Bắt tấm vào vị trí trần thượng và trần hạ, sau đó mới bắt tấm mặt dựng.

Lưu ý: các tấm phải được mắc so le với nhau, liên kết tấm vào khung bằng vít, phải xiết cho đầu vít chìm vào mặt trong bề mặt tấm. Khoảng cách giữa các vít không quá 150 mm đối với cạnh tấm và không quá 240 mm đối với bên trong tấm.

Bước 7: Gia cố cạnh góc bằng thanh V lưới và bàn giao

Dùng thanh V lưới lắp vào các vị trí góc cạnh của trần giật cấp để gia cố, đồng thời tránh cho trần bị hư hỏng cạnh.

Vệ sinh và chuẩn bị nghiệm thu

Hình ảnh bản vẽ trần thạch cao

2. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO GIẬT CẤP

Để có được phần trần giật cấp hoàn thiện, cần phải chú ý đảm bảo đúng kỹ thuật trong từng bước thi công.

– Đối với các mặt dựng bắt buộc phải sử dụng thanh V ở các vị trí liên kết để tăng tính an toàn và giúp cho mặt dựng được thẳng không lượn sóng, không lật.

– Đảm bảo liên kết thanh U ở các mặt đứng của mặt dựng.

– Tuân thủ nguyên tắc khi lắp tấm: “Chiều dài tấm luôn song song với thanh chính và vuông góc với thanh phụ”

– Chú ý vị trị tấm: tấm thạch cao của mặt dựng bao giờ cũng nằm trên tấm của trần hạ.

– Khoảng cách của thanh chính của trần hạ và tường là 400mm.

– Xử lý các mối nối bằng bột chuyên dùng Gyp Filler